Dự báo về vùng hỗ trợ mạnh cho VN-Index tháng 9 này

Dự báo về vùng hỗ trợ mạnh cho VN-Index tháng 9 này

Chứng khoán VNDirect đã có công bố báo cáo chiến lược thị trường tháng 9/2021 này. Trong đó yếu tố tích cực với đáng chú ý nhất đó là việc thanh khoản thị trường tăng trở lại trong tháng 8. Theo VND, trước khi qua những ngày đầu tháng 9, trong phiên ngày 30/8, VN-Index đã có sự phục hồi từ mức đáy lên mốc 1370 điểm. Đây là tín hiệu khá tích cực sau quá trình chạm đáy của VN-Index. Trong tháng 9 này, VND dự báo, chỉ số này tiếp tục phục hồi với sự hỗ trợ mạnh của vùng 1280-1300.

Sự phục hồi cuối tháng 8 của VN-Index

Theo VND; thị trường chứng khoán biến động mạnh trong tháng 8 khi VN-INDEX phục hồi từ mức đáy tháng 7 lên 1.370 điểm; trước khi điều chỉnh trở lại và chốt phiên 30/8 ở mức 1.328 điểm (+1,4% so với cuối tháng 7). Tâm lý nhà đầu tư vẫn khá thận trọng; khi các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn được áp dụng tại nhiều tỉnh và thành phố trên cả nước.

Thanh khoản tăng mạnh trong tháng 8; khi định giá thị trường trở nên hấp dẫn hơn. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên 3 sàn tăng 15,3% so với tháng trước lên 30.177 tỷ đồng/phiên (+363,2% yoy). Chứng khoán VND nhận thấy dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ trong tháng 8. Thanh khoản của VNSML (đại diện cho các cổ phiếu vốn hóa nhỏ) tăng mạnh 90,1% so với tháng trước; kéo theo mức tăng ấn tượng 10,6% so với cuối tháng 7 của VNSML Index.

Thanh khoản của VNMID (đại diện cho nhóm vốn hóa trung bình) tăng 69,9%; so với tháng trước và giúp VNMID Index nhích tăng 0,4% so với cuối tháng 7. Mặt khác, giá trị giao dịch bình quân phiên của VN30 (đại diện cho các mã vốn hóa lớn) giảm 4,1% so với tháng trước, kéo theo mức giảm 2,4% so với cuối tháng 7 của VN30 Index.

Dự báo về những tín hiệu tích cực

Dự báo về những tín hiệu tích cực
Dự báo về những tín hiệu tích cực

VNDirect cho rằng; có một số yếu tố tích cực được dự báo sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán trong tháng 9 bao gồm: Số ca lây nhiễm mới hàng ngày có thể đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 8 và giảm dần trong tháng 9 nhờ các biện pháp giãn cách xã hội quyết liệt và đẩy mạnh tiêm chủng (tỷ lệ tiêm chủng đạt 17,4% tại ngày 29/08/2021).

Thanh khoản tăng mạnh trở lại trong tháng 8; cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng tham gia vào thị trường khi có cơ hội. Và định giá hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam đã về mức hấp dẫn theo quan điểm của chúng tôi.

VND hạ mức dự phóng tăng trưởng EPS năm 2021 của các công ty niêm yết trên HOSE; xuống 26% (so với dự báo trước đó là 30%). Do triển vọng kinh doanh 6 tháng cuối năm có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng thứ tư. Cho năm 2022; công ty này kỳ vọng tăng trưởng EPS của các công ty niêm yết trên HOSE sẽ tăng 21% so với năm trước.

Dự báo vùng hỗ trợ mạnh

Về diễn biến chỉ số, VND dự báo; VN-Index sẽ phục hồi trong tháng 9 và dao động trong khoảng 1.280 – 1.380 điểm. Vùng 1.280 – 1.300 điểm sẽ là vùng hỗ trợ mạnh cho VN-Index trong tháng 9. Theo đó, nhà đầu tư có thể nâng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục nếu chỉ số giảm về vùng hỗ trợ.

Những nhóm được khuyến nghị là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả các công ty bất động sản nhà ở và khu công nghiệp); vật liệu xây dựng, logistics, cảng biển và các công ty có thế mạnh xuất khẩu.

Những nguyên nhân của sự biến động

Những nguyên nhân của sự biến động
Những nguyên nhân của sự biến động

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh; sau khi số ca nhiễm tiếp tục đạt mức kỷ lục và TP.HCM áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn để kiểm soát dịch bệnh.

Thanh khoản thị trường trong những ngày cuối tháng 8; tiếp tục giữ ở mức cao với giá trị khớp lệnh đạt hơn 24.775 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại diễn ra không mấy tích cực; khi họ tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 340 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 8; xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 264 triệu USD (-30,1% YoY); giảm 41% so với nửa cuối tháng 7 do công suất sụt giảm từ 30 -70% khiến cổ phiếu thủy sản giảm giá ở ANV (-6,8%); VHC (-5,7%).

Cổ phiếu ngành thép giảm giá ở HSG (-3,2%); HPG (- 3,1%) trước thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA). Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên sản xuất và tiêu thụ thép trong tháng 7/2021 chững lại; cụ thể sản xuất thép các loại đạt 2,4 triệu tấn (-6,46% MoM) và tiêu thụ ngang mức tháng 6/2021 đạt 2,1 triệu tấn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết 7 tháng đầu năm 2021; Việt Nam xuất khẩu được gần 3,5 triệu tấn gạo với trị giá 1,88 tỷ USD; giảm 12,69% về sản lượng và giảm 3,1% về giá trị bởi đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến giá cổ phiếu ngành gạo giảm giá ở LTG (-5,3%). Khối ngoại bán ròng ở FUEVFVND (-0,8%), HPG (-3,1%); MSN (-5,1%).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *