Tín hiệu khả quan cho cổ phiếu MWG đến cuối năm 2022

KQKD ngắn hạn do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh; gần đây giá cổ phiếu MWG có thể sẽ gặp áp lực điều chỉnh. Đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư có thể tích lũy cho mục tiêu nắm giữ 6-12 tháng. Tuy nhiên Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vẫn duy trì đánh giá tích cực với triển vọng dài hạn của ngành bán lẻ Việt Nam. Tín hiệu khả quan cho cổ phiếu MWG được đánh giá đến cuối năm 2022 là nhờ lợi thế cốt lõi về vị thế và sự am hiểu trong phát triển và vận hành các chuỗi bán lẻ.

Kết quả kinh doanh của MWG

Kết quả kinh doanh của MWG
Kết quả kinh doanh của MWG

Kết quả kinh doanh 1H2021 của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE – Mã: MWG) tích cực; mặc dù ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi các đợt dịch rải rác. MWG ghi nhận doanh thu và LNST đạt lần lượt 48.927 tỷ VNĐ (+12% yoy); và 2.552 tỷ VNĐ (+26% yoy). Các động lực chính bao gồm: (1) doanh thu chuỗi BHX tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ duy trì mở rộng mạng lưới cũng như diện tích các cửa hàng hiện hữu. (2) biên gộp của mảng điện tử điện máy (ĐTĐM) cải thiện 0,8% lên 21,9% nhờ cải thiện cơ cấu sản phẩm cũng như vị thế của Công ty tại thị trường Việt Nam. (3) tối ưu hóa lợi nhuận từ dòng tiền kinh doanh; từ đó giúp tăng khoản thu nhập từ lãi tiền gửi có kỳ hạn so với cùng kỳ.

Tín hiệu khả quan tiến tới hòa vốn chuỗi BHX

Kỳ vọng tiến tới điểm hòa vốn của chuỗi; BHX tiếp tục được củng cố với các thông số hoạt động trong Quý 2/2021. Theo ước tính; với mức doanh thu bình quân khoảng 1,4 tỷ VNĐ/cửa hàng. BHX đã đạt mức hòa vốn EBITDA (lợi nhuận trước khấu hao); từ đó tiến dần tới mục tiêu có lợi nhuận mức độ Công ty của chuỗi vào 2022.

Kết quả kinh doanh ngắn hạn, cụ thể 3Q21; sẽ gặp nhiều áp lực với các biện pháp nhằm có thể kiểm soát đợt dịch phức tạp hiện tại. Cụ thể, từ đầu tháng 8; hoạt động bán hàng của mảng ĐTĐM bị ảnh hưởng gay gắt khi hoạt động giao hàng bị hạn chế bởi Chỉ thị 16 ở các thành phố lớn; đặc biệt tại phía Nam. Do đó, mặc dù doanh thu chuỗi BHX kỳ vọng được hưởng lợi từ tình trạng kênh chợ truyền thống ngưng hoạt động; tuy nhiên, do những áp lực chi phí gia tăng từ khó khăn chuỗi cung ứng; nên sẽ khó đóng góp lợi nhuận đột biến cho toàn Công ty. BVSC dự báo MWG có thể ghi nhận mức sụt giảm lợi nhuận đáng kể; hơn 50% so với cùng kỳ.

Các biện pháp chống dịch triệt để hiện tại cộng với lộ trình tiếp nhận vaccine theo Bộ Y tế đến cuối 2021 sẽ giúp các hoạt động xã hội được khôi phục về “mức bình thường mới” vào đầu tháng 10. Từ đó, doanh thu bán lẻ cũng được hỗ trợ hồi phục dần, đặc biệt là ở những nhóm hàng thiết yếu; bao gồm các sản phẩm điện tử gia dụng.

Tín hiệu dự báo kết quả cuối năm 2021

Tín hiệu dự báo kết quả cuối năm 2021
Tín hiệu dự báo kết quả cuối năm 2021

BVSC thực hiện hạ dự báo kết quả kinh doanh năm 2021; phản ánh khó khăn từ đợt dịch phức tạp gần đây; và lần đầu đưa ra dự phóng kết quả kinh doanh 2022. Cụ thể; BVSC dự báo LNST-CĐTS 2021 và 2022 đạt lần lượt là 4.017 tỷ VNĐ (+3% yoy, -14% so với dự báo trước); và 5.788 tỷ VNĐ (+44% yoy).

Yếu tố hỗ trợ cho mức tăng trưởng 2022 mạnh mẽ đến từ (1) tăng trưởng doanh thu ĐTĐM nhờ kỳ vọng sức mua hồi phục và triển vọng gia tăng thị phần của MWG; và (2) xu hướng cải thiện hiệu quả của chuỗi BHX bên cạnh duy trì tăng trưởng doanh thu nhờ mở mới cửa hàng và cải thiện chất lượng doanh thu cửa hàng hiện hữu.

Dự báo tình hình trong năm tới

Với dự báo kém khả quan của KQKD ngắn hạn (3Q21) do diễn biến dịch gần đây; giá cổ phiếu MWG có thể sẽ gặp áp lực điều chỉnh. Đây cũng là cơ hội thích hợp cho các nhà đầu tư tích lũy cho mục tiêu nắm giữ 6-12 tháng. BVSC vẫn duy trì đánh giá tích cực với triển vọng dài hạn của ngành bán lẻ Việt Nam. Bên cạnh các lợi thế cốt lõi về vị thế và sự am hiểu của Công ty trong phát triển và vận hành các chuỗi bán lẻ cho tới nay.

Do đó, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM; với mức giá mục tiêu vào cuối 2022 là 135.700 VNĐ/CP dựa trên phương pháp so sánh; tương đương mức P/E dự phóng 2022 toàn Công ty là 16,7x. Rủi ro cần theo dõi: (1) diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tiếp diễn trên Toàn cầu cũng như tại Việt Nam với sự xuất hiện của các biến chủng mới. (2) áp lực cạnh tranh gay gắt hơn dự kiến từ các công ty thương mại điện tự có vốn đầu tư nước ngoài.

Những tín hiệu khó khăn sẽ đối mặt sắp tới

Những tín hiệu khó khăn sẽ đối mặt sắp tới
Những tín hiệu khó khăn sẽ đối mặt sắp tới

Số liệu kết quả kinh doanh tháng 7/2021 của MWG phần nào cho thấy; những tín hiệu khó khăn của MWG đang đối mặt trong quý 3/2021. Mặc dù ghi nhận tăng trưởng mạnh của chuỗi Bách Hoá Xanh nhờ nhu cầu nhu yếu phẩm tăng cao; trong khi các chợ truyền thống ngưng hoạt động. MWG ghi nhận sụt mạnh ở ngành điện tử điện máy khi doanh thu giảm 28% so với cùng kỳ.

Theo chia sẻ của ban lãnh đạo; với các hạn chế trong việc giao hàng như hiện tại, doanh thu toàn chuỗi ước tính chỉ đạt khoảng 40% so với thông thường. Bên cạnh đó; biên lãi gộp Bách Hoá Xanh cũng bị ảnh hưởng nhẹ so với tháng 6 dưới tác động từ áp lực chuỗi cung ứng.

Với hàng tồn kho; đặc biệt ở nhóm sản phẩm điện tử điện máy gia tăng tại cuối quý 2/2021 cũng tồn tại rủi ro trích lập dự phòng giảm gi. Nếu dịch bệnh tiếp tục phức tạp; và các biện pháp chống dịch triệt để như hiện tại kéo dài.

Tuy nhiên, do tính chất vòng đời các sản phẩm điện máy hiện tại của MWG là khá dài; nên trước mắt việc trích dự phòng sẽ chưa ảnh hưởng lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo BVSC với vị thế của MWG tại thị trường bán lẻ; với 50% thị phần nhóm điện thoại, 40% thị phần nhóm điện tử điện máy. Rủi ro liên quan đến hàng tồn kho lỗi thời ít nhiều sẽ được các hãng san sẻ nếu tình hình sức mua tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn từ đại dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *