Thị trường chứng khoán Mỹ nên thận trọng dù nhiều kỷ lục được phá bỏ

Thị trường chứng khoán Mỹ cần hơn sự thận trọng

Thời gian gần đây, mặc kệ xu hướng thị trường chứng khoán các nơi đều bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch covid 19, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn có những diễn biến khá tích cực và đứng sừng sững như một tượng đài. Song, việc liên tục tăng trưởng và phá vỡ nhiều kỉ lục khiến cho các chiến lược gia của Mỹ cảm thấy bất an trước tình hình thời gian tới. Họ tỏ ra lo lắng cho thị trường, mong muốn sự cẩn trọng ở các nhà đầu tư để tránh gây thiệt hại nặng nề. Trong tình hình biến thể delta trở lại, sợ rằng thị trường chứng khoán Mỹ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ cao về việc xung đột giá cả.

Tổng quan thị trường chứng khoán Mỹ

Nước Mỹ có 14 thị trường chứng khoán phân bổ trên khắp cả nước. Nhưng quan trọng nhất là thị trường chứng khoán New York. Tất cả hoạt động chứng khoán nước Mỹ đều được tập trung ở New York. Nơi quy tụ 15% nghiệp vụ giao dịch chứng khoán cả nước. Sự xuất hiện nghề kinh doanh chứng khoán và những người môi giới. Đây chính là cơ sở phát sinh nghiệp vụ giao dịch chứng khoán ở Mỹ. Năm 1754, ở Philadelphia lập hội những người môi giới. Năm 1800, đã có Sở giao dịch chứng khoán đầu tiên ở Mỹ. Năm 1817, Hội những người môi giới New York thành lập Hội giao dịch chứng khoán New York. Đến năm 1863 đổi tên là Sở giao dịch chứng khoán New York.

Thị trường giao dịch chứng khoán đang rất sôi nổ tại Mỹ
Thị trường giao dịch chứng khoán đang rất sôi nổ tại Mỹ

Ban đầu việc mua bán chứng khoán chỉ giới hạn trong phạm vi trái phiếu chính phủ. Cổ phiếu các ngân hàng và công ty bảo hiểm mới. Năm 1830, chỉ có 31 cổ phần đem ra mua bán gồm 5 cổ phần của công ty ngân hàng (Banking Company) và 26 cổ phần của ngân hàng nước Mỹ (The United States Bank). Đến năm 1835, có thêm nhiều cổ phần của 23 công ty đường sắt. Và số cổ phần đem ra giao dịch ngày một nhiều, tăng lên mức 70.000.

Chứng khoán tăng đột biến trong 7 tháng liên tiếp

Với định giá thị trường đang ở mức cao trong lịch sử. Chứng khoán đã tăng không ngừng trong 7 tháng liên tiếp trong bối cảnh nền kinh tế có vẻ ổn định. Và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang chuẩn bị giảm bớt các biện pháp kích thích.

Các chiến lược gia đầu tư cổ phiếu của Deutsche Bank nhận định: “Rủi ro thị trường điều chỉnh đang gia tăng. Việc điều chỉnh định giá không phải lúc nào cũng đi kèm với sự đảo chiều của thị trường nhưng chúng sẽ hạn chế lợi nhuận”.

Chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 1% trong ba phiên vừa qua. Chỉ số này đã tăng 100% kể từ mức thấp nhất nhất vào tháng 3/2020.

Tương tự, James Congdon, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu của Canaccord Genuity Quest nhận định: “Thị trường chứng khoán toàn cầu có thể đang bước vào một thời kỳ hỗn loạn. Các nhà đầu tư nên ưu tiên đầu tư vào các doanh nghiệp mạnh hơn. Với dòng tiền mạnh mẽ hơn là các công ty yếu hơn và có tính đầu cơ hơn”. Binky Chadha, chiến lược gia cổ phiếu tại Deutsche Bank nhận định: “Định giá cổ phiếu về mặt lịch sử là cực đoan đối với hầu hết mọi số liệu”.

Mức độ lạc quan thị trường chứng khoán Mỹ đã qua

Dominic Wilson, chiến lược gia nghiên cứu kinh tế tại Goldman Sachs cũng cho biết: “Trong khi triển vọng thị trường chứng khoán Mỹ là vững chắc theo kịch bản của chúng tôi, nhưng chúng tôi cho rằng, mức độ lạc quan theo chu kỳ cao nhất của thị trường Mỹ đã qua đi”.

Chứng khoán Mỹ đang trên đà tăng trưởng đáng kể
Chứng khoán Mỹ đang trên đà tăng trưởng đáng kể

Đồng quan điểm, Andrew Sheets, chiến lược gia đầu tư tại Morgan Stanley nhận định: “Chúng ta sẽ có một khoảng thời gian mà dữ liệu kinh tế sẽ yếu vào tháng 9, đây là thời điểm thị trường chứng khoán có thể đối mặt với nguy cơ cao hơn về biến thể delta và trường học mở cửa trở lại”.

Savita Subramanian, người đứng đầu chiến lược định lượng và chứng khoán Mỹ tại Bank of America nhận định: “Chỉ số S&P 500 về cơ bản đã trở thành một trái phiếu zero-coupon với kỳ hạn 36 năm. Nếu nhìn vào thời gian tăng điểm của thị trường ngày nay. Thì về cơ bản, đó là khoảng thời gian dài hơn bao giờ hết. Đây là điều khiến tôi sợ hãi”.

Mối đe dọa là “bất kỳ động thái nào cao hơn về chi phí vốn tăng. Thông qua lãi suất, chênh lệch lợi tức, phần bù rủi ro cổ phiếu sẽ là một cú hích lớn. Nó sẽ gây những nguy cơ cao đối với thị trường. So với mức độ nhạy cảm mà chúng ta đã thấy trong quá khứ”. Chiến lược gia Savita Subramanian cho biết thêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *