Chứng khoán toàn cầu biến động, khả năng điều chỉnh vào cuối năm

Xu hướng điều chỉnh chứng khoán toàn cầu

Thị trường chứng khoán toàn cầu những ngày gần đây biến động kịch liệt do ảnh hưởng của bệnh dịch. Kinh tế nhiều nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, gây sức ép đến tình hình chung, tạo xu hướng chứng khoán biến đổi thất thường. Các nhà đầu tư khó mà nắm bắt để nương theo được tình hình hiện tại, nó gây áp lực tâm lý rất nhiều, khiến các nhà đầu tư không khỏi lo lắng. Dự tính những tháng cuối năm, các nhà chức trách sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp. Theo dõi bài viết và tìm hiểu tình hình chứng khoán quốc tế những ngày gần đây nhé!

Sự điều chỉnh của thị trường

Theo phần lớn các nhà quản lý quỹ được thăm dò bởi Reuters, một sự điều chỉnh khiêm tốn trên thị trường chứng khoán toàn cầu có thể xảy ra vào cuối năm nay. Vào thứ Hai (30/8), chỉ số MSCI chứng khoán toàn cầu đạt mức cao nhất lịch sử và cổ phiếu châu Âu cũng đang trên đà đạt được chuỗi tăng dài nhất trong hơn tám năm khi được thúc đẩy bởi kích thích tài chính và tiền tệ liên quan đến đại dịch.

Chỉ số MSCI China so với Chỉ số S&P 500
Chỉ số MSCI China so với Chỉ số S&P 500

Khi được hỏi về khả năng điều chỉnh trên thị trường chứng khoán toàn cầu vào cuối năm nay, phần lớn số người được khảo sát cho biết có khả năng xảy ra, trong khi những người còn lại cho rằng điều đó là khó xảy ra.nMột cuộc khảo sát riêng của Reuters với hơn 250 chiến lược gia thị trường chứng khoán cũng cho thấy, đợt tăng giá bùng nổ của chứng khoán toàn cầu năm nay đã sắp kết thúc và có khả năng sẽ điều chỉnh vào cuối năm nay.

Rob Haworth, Giám đốc chiến lược đầu tư cấp cao tại US Bank Wealth Management ở Seattle, Washington cho biết: “Mối lo ngại về Covid-19 gia tăng và hoạt động mở cửa chậm lại có thể khiến thị trường trong nước phải điều chỉnh một cách khiêm tốn”.

Dự đoán mối đe dọa tăng trưởng

“Chúng tôi dự đoán đây là một mối đe dọa tăng trưởng hơn là nguy cơ suy thoái hoặc suy thoái sâu do phần lớn lượng tiền kích thích vẫn đang hoạt động trong nền kinh tế”, ông cho biết. Trong số những người được khảo cho rằng thị trường có khả năng điều chỉnh. Các chiến lược gia dự báo giá cổ phiếu có thể giảm trung bình 8%. Dự đoán dao động từ 5% -10% trong cuộc khảo sát mới nhất.

Trong khi đó, các nhà quản lý quỹ nhắc lại rằng hầu hết các đợt giảm giá cổ phiếu gần đây đều là những thời điểm cơ hội để tăng khả năng tỷ trọng các tài sản rủi ro. Cần tận dụng lợi thế của lãi suất chạm đáy và thanh khoản gia tăng. Peter Lowman là Giám đốc đầu tư tại Investment Quorum ở London. Ông cho biết: “Chúng tôi có thể tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu khi thị trường điều chỉnh. Nhưng câu hỏi đặt ra là chúng tôi mua những gì trên thị trường”.

Chia sẻ của nhà chức trách

Dec Mullarkey, Giám đốc điều hành chiến lược đầu tư tại SLC Management ở Boston. Họ cho biết: “Chúng tôi có thể cho rằng mọi thứ không thể trở nên tốt hơn từ đây. Nhưng khi chúng tôi xem xét so với các loại tài sản khác. Ngay cả đối với hiệu suất bình thường, hợp lý và khiêm tốn từ đây thì cổ phiếu vẫn sẽ là một kết quả tốt”. Tuy nhiên, cuộc thăm dò mới nhất cho thấy đề xuất nắm giữ trái phiếu. Nó đã tăng lên và chiếm 39,7% danh mục đầu tư toàn cầu. Tăng so với mức 39,3% của tháng trước.

Các giao dịch đang thu hút các nhà quản lý quỹ lớn tham gia nhất
Các giao dịch đang thu hút các nhà quản lý quỹ lớn tham gia nhất

Các giám đốc đầu tư nói chung có xu hướng thận trọng hơn. Họ chú ý nhiều tới việc phân bổ tỷ trọng trong bối cảnh các chính sách tiền tệ. Chúng bị ràng buộc chặt chẽ hơn. Ngay cả 18 tháng sau khi đại dịch bùng phát, các biến thể mới và thiệt hại mà các biến thể mang lại vẫn là rủi ro hàng đầu đối với việc cơ cấu lại danh mục đầu tư của các nhà quản lý quỹ bên cạnh bất kỳ thay đổi biện pháp kích thích tiền tệ đột ngột nào của các ngân hàng trung ương.

Mỹ quay lưng lại với chứng khoán Trung Quốc

Khảo sát mới nhất của Bank of America về các nhà quản lý quỹ. Khoảng 11% các nhà quản lý quỹ được khảo sát xem việc “short” cổ phiếu Trung Quốc. Đó là giao dịch thu hút nhiều nhà đầu tư nhất. Nó chỉ đứng sau vị thế “long” cổ phiếu Công nghệ của Mỹ và “long”. Các cổ phiếu này đều đáp ứng tiêu chí ESG. Khoảng 16% những người được khảo sát cho biết chính sách Trung Quốc đang là rủi ro lớn nhất hiện nay. Tăng từ mức gần như bằng không vào tháng 7. Rủi ro chính sách Trung Quốc chỉ xếp sau các rủi ro lạm phát. Mối lo ngại khi chính sách tiền tệ nới lỏng bị đảo ngược. Covid-19 và bong bóng tài sản phát triển tích cực.

Sự thay đổi của cổ phiếu Trung Quốc khiến các công ty Trung Quốc đang biến mất khỏi bảng xếp hạng các công ty lớn nhất thế giới theo vốn hóa thị trường. Tencent là công ty Trung Quốc duy nhất vẫn nằm trong số 10 công ty niêm yết. Đó là công ty công khai lớn nhất và sắp bị Visa vượt qua về quy mô vốn hoá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *