Tốc độ tăng trưởng chậm lại, chứng khoán châu Á xuống giá thấp kỷ lục

Chứng khoán châu Á rớt giá kỷ lục

Dịch covid lại tiếp tục lan rộng, biến thể delta đang có chiều hướng lây lan nhanh chóng gây áp lực rất lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là tại các nước châu Á, thị trường chứng khoán kém hơn hẳn so với quốc tế. Thời gian gần đây, các nhà đầu tư toàn cầu vì ảnh hưởng của đại dịch nên cũng đã rút vốn rất nhiều tại các vùng bị ảnh hưởng. Thời gian còn lại của năm nay đang kì vọng rất nhiều vào đợt tiêm chung, hướng tới một thị trường khả quan hơn. Tuy nhiên, có vẻ không được như kì vọng, tốc độ tăng trưởng trong thị trường đang có xu hướng chậm lại, chứng khoán châu Á xuống giá thấp kỷ lục trong 14 tháng.

Thống kê các chỉ số

Định giá tương đối của cổ phiếu châu Á so với các thị trường trên toàn cầu đang ở mức thấp nhất gần 14 tháng do lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại và sự lây lan của biến thể Delta trong năm nay.

Biến thể delta gây ảnh hưởng đến các chỉ số chứng khoán
Biến thể delta gây ảnh hưởng đến các chỉ số chứng khoán

Theo dữ liệu của Refinitiv, tỷ lệ P/E dự phóng 12 tháng của chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương đang ở mức 14,9 so với tỷ lệ P/E của MSCI World là 18,46. Đây là mức chiết khấu gần 20% so với mức cao nhất trong 14 tháng của chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó, chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương chỉ tăng 3,37% trong năm nay so với mức tăng của chỉ số MSCI của Mỹ là 19,7% và MSCI của châu Âu là 12,9% trong năm nay.

Tuy nhiên, chỉ số châu Á – Thái Bình Dương đã tăng 4,4% trong hai tuần. Kỳ vọng gia tăng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có khả năng trì hoãn kế hoạch. Họ đang giảm bớt việc mua tài sản. Đồng thời cũng tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ mở rộng trong ngắn hạn. “Cổ phiếu thị trường Mỹ đã có một chuỗi tăng điểm đáng kinh ngạc cho đến nay. Cao hơn gần 35% so với cổ phiếu châu Á. Con số này cũng cao hơn mức trung bình trong 20 năm qua”, Sean Taylor, Giám đốc đầu tư khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại DWS cho biết.

Xu hướng trong những năm tới

“Chúng ta có thể thấy xu hướng này đảo ngược trong năm tới khi phần còn lại của thế giới hướng tới chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Điều này do sự phục hồi mạnh mẽ và áp lực lạm phát. Trong khi đó Trung Quốc tăng chi tiêu tài khóa. Họ cung cấp thanh khoản nhiều hơn”, ông cho biết thêm. Một số nhà phân tích cho biết, chứng khoán châu Á đang hấp dẫn ở mức định giá hiện tại. Điều này có thể tạo ra một giai đoạn tăng trở lại do chiến dịch tiêm chủng được đẩy mạnh. Đồng thời thúc đẩy sự gia tăng mức tiêu thụ nội địa trong khu vực.

“Các nhà đầu tư tổ chức đang nắm giữ cổ phiếu châu Á với tỷ trọng thấp. Trong phạm vi đó, các nhà đầu tư đang nắm giữ ít cổ phiếu thị trường châu Á. Họ nắm giữ tỷ trọng cao với các cổ phiếu Mỹ Latinh”, Manishi Raychaudhuri cho biết. Ông là chiến lược gia cổ phần khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại BNP Paribas cho biết.

Thực trạng khủng hoảng giá thị trường

“Với triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ hơn của thị trường châu Á, sự hiện diện của các xu hướng công nghệ và tiêu dùng, lập trường ủng hộ Mỹ Latinh như vậy là điều đáng ngạc nhiên đối với chúng tôi”, ông cho biết. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc có chỉ số P/E dự phóng 12 tháng thấp nhất. Mặt khác, dữ liệu cũng cho thấy các công ty châu Á được dự báo sẽ có mức tăng trưởng EPS trong tháng 8. Điều này làm nổi bật kỳ vọng về sự phục hồi EPS của trong khu vực.

Giá cả thị trường các nước trong khu vực đang trong tình trạng báo động
Giá cả thị trường các nước trong khu vực đang trong tình trạng báo động

Trong khi các chính phủ đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Phản ứng tức thì đối với sự lây lan nhanh chóng của biến thể delta. Họ đã đưa ra các biện pháp phong toả hoặc tình trạng khẩn cấp. Điều này gây ra những hậu quả tiềm ẩn lớn đối với các nền kinh tế.

Nhật Bản đã mở rộng tình trạng khẩn cấp bao trùm Tokyo và 5 khu vực khác vào tháng 9. Đồng thời họ cũng mở rộng sắc lệnh tới 7 tỉnh khác. Mizuho Securities đã nâng ước tính tác động kinh tế Nhật lên khoảng 1 nghìn tỷ yên (9,1 tỷ USD). Trong khi đó, Trung Quốc đang trải qua đợt bùng phát ca nhiễm Covid-19 lớn nhất kể từ tháng 1/2020. Bắc Kinh đã khoanh vùng hơn 10 khu vực có nguy cơ cao, hạn chế việc đi lại. Áp dụng biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt và kiểm tra hàng loạt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *