Bổ sung quy định liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm

Vừa qua dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm có những đề xuất mới. Yều cầu bổ sung quy định về quản lý tài chính áp dụng cho những doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm. Những doanh nghiệp theo hướng chuyển đổi sang quản lý vốn trên cơ sở rủi ro. Yêu cầu xác định tỷ lệ an toàn vốn, quản lý vốn tương ứng với mức độ rủi ro cũng như quy mô doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng cần thống nhất giữa luật kinh doanh bảo hiểm và luật dân sự. Cụ thể về trình bày của ông mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của chuyên mục Bảo hiểm xã hội.

Đề xuất những thay đổi về luật bảo hiểm

Đề xuất những thay đổi về luật bảo hiểm
Đề xuất những thay đổi về luật bảo hiểm

Sáng 13.9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Trình bày tờ trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc có một số ý kiến. Trước sự phát triển của thị trường và nhiều quy định pháp luật liên quan thay đổi. Luật Kinh doanh bảo hiểm bộc lộ một số bất cập nhất định. Nó không thống nhất, đồng bộ với quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật Dân sự. Với việc sửa đổi 81 điều, bổ sung 58 điều, bãi bỏ 33 điều và giữ nguyên 17 điều, so với luật hiện hành, dự thảo Luật sửa đổi có phạm vi điều chỉnh bao quát hơn.

Cụ thể nội dung sửa đổi

Xem xét về cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp này

Về những nội dung sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng có nhắc đến. Đối tượng áp dụng mở rộng so với luật cũ là tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Về cấp giấy phép thành lập và hoạt động cũng được nhắc đến trong dự án. Dự thảo Luật mở rộng đối tượng nhà đầu tư nước ngoài. Cho phép các tập đoàn tài chính có hoạt động kinh doanh bảo hiểm; tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm đã được cấp phép muốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm mới; bổ sung việc đăng ký kinh doanh; cho phép doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm thuộc lĩnh vực bảo hiểm khác.

Bổ sung quy định quản lý tài chính

Cơ quan soạn thảo cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm theo hướng chuyển đổi sang quản lý vốn trên cơ sở rủi ro. Theo đó, dự thảo luật yêu cầu doanh nghiệp phải xác định tỷ lệ an toàn vốn. Quản lý vốn tương ứng với quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

Cần rõ ràng hơn về những sửa đổi trên

Bổ sung quy định quản lý tài chính
Bổ sung quy định quản lý tài chính

Thẩm tra sơ bộ dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng, còn nhiều vấn đề. Cụ thể cần được thuyết minh rõ ràng minh bạch hơn trong các giải pháp đưa ra. Nhất là liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến chủ thể kinh doanh bảo đảm công khai, minh bạch, rõ ràng, thuận lợi; không tạo gánh nặng về tài chính và hành chính cho doanh nghiệp; tránh sự can thiệp quá sâu của cơ quan quản lý nhà nước vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp; bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, để phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Thường trực cơ quan thẩm tra cũng đề nghị thuyết minh, báo cáo rõ về cơ sở xác định các tỷ lệ sở hữu đối với cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Nhằm để bảo đảm không hạn chế quyền của cổ đông. Cũng như đảm bảo tương đồng với các quy định của pháp luật.

Quy định áp dụng mô hình quản lý vốn

Liên quan đến quy định áp dụng mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro. Mô hình mà sẽ thay thế cho mô hình tài chính hiện đang áp dụng. Ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, đây là một trong các trụ cột của mô hình quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm. Hiện tại mô hình đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc áp dụng mô hình quản lý này là một bước tiến quan trọng và cần thiết; thích ứng thông lệ quốc tế; tạo chủ động cho doanh nghiệp bảo hiểm trong việc chủ động xác định quy mô kinh doanh. Đảm bảo phù hợp với khả năng tài chính, lượng hóa được mức độ rủi ro. Cùng với đó là kịp thời có biện pháp an toàn tài chính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *