Các ngân hàng đua nhau giảm lãi suất huy động

Lãi suất huy động của các ngân hàng tư nhân và quốc doanh đồng loạt giảm. Tuy nhiên, ngân hàng quốc doanh sẽ giảm thấp hơn so với những ngân hàng khác. Do ảnh hưởng của địa dịch Covid-19, các ngân hàng đã áp dụng những quy định mới phù hợp với tình hình hiện tại. Một mặt, ngân hàng nổ lực huy động vốn nhưng lại giảm lãi suất tiền gửi theo từng kỳ hạn. Sacombank đã áp dụng việc giảm lãi suất từ cuối tháng 08/2021, và mức giảm sẽ tùy thuộc vào kỳ hạn tiền gửi. Đối với ngân hàng quốc doanh, lãi suất giảm nhẹ 0,1 điểm %.

Lãi suất của Sacombank giảm tương ứng với các kỳ hạn

Từ nửa cuối tháng 8/2021 đến nay, nhiều ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy động. Nhất là đối với các khoản tiền gửi kỳ hạn dài, lãi suất thấp hơn bình thường. Cụ thể như tại Sacombank, với kỳ hạn từ 1 tháng; ngân hàng này huy động với lãi suất chỉ còn 2,9%/năm. Con số này giảm 0,2 điểm % so với trước đó. Tương tự, kỳ hạn 3 tháng chỉ còn 3%/năm và kỳ hạn 9 tháng xuống còn 4,5%/năm. Kết quả thống kê này cho thấy lãi suất  giảm mạnh tới 0,4 điểm % so với trước đó.

Lãi suất của Sacombank giảm tương ứng với các kỳ hạn
Lãi suất của Sacombank giảm tương ứng với các kỳ hạn

Kết quả khảo sát biểu lãi suất của các ngân hàng trong tuần đầu tháng Chín cho thấy lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tiếp tục có xu hướng điều chỉnh giảm. Ở các kỳ hạn dài từ 12 tháng hay 24 tháng, Sacombank đã có những quy định điều chỉnh. Lãi suất giảm từ 0,2-0,3 điểm % lãi suất tiết kiệm, xuống còn 5,3%/năm và 5,7%/năm. Mức lãi suất cao nhất cũng giảm mạnh từ 6,1%/năm xuống chỉ còn 5,8%/năm. Mức lãi suất này áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng.

Lãi suất huy động tại các ngân hàng quốc doanh giảm nhẹ

Tại các ngân hàng quốc doanh gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank; biểu lãi suất các kỳ hạn ngắn không có biến động so với đầu tháng 8. Tuy nhiên, tại các kỳ hạn dài từ 12 tháng đến 36 tháng, biểu lãi suất của Agribank và BIDV đã giảm nhẹ 0,1 điểm %, về 5,5%/năm. Lãi suất này bằng với lãi suất của Vietcombank ở những kỳ hạn này.

Với mức lãi suất hiện tại, BIDV và Agribank đang niêm yết biểu lãi suất tương đồng với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), thuộc nhóm lãi suất thấp nhất trong hệ thống. Lâu nay, gửi tiết kiệm ngân hàng được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, nhất là trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên, với lãi suất thấp, tỉ lệ tăng trưởng vốn huy động cũng thấp hơn cùng kỳ mọi năm. Cụ thể, theo Cục Thống kê Phú Yên, ước đến cuối tháng 8/2021, tổng vốn huy động trên địa bàn tỉnh đạt 30.818 tỉ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong khi đó, cùng kỳ tháng 8/2020, tổng vốn huy động ở Phú Yên tăng khoảng 8,8% so với đầu năm này.

Lãi suất huy động tại các ngân hàng quốc doanh giảm nhẹ
Lãi suất huy động tại các ngân hàng quốc doanh giảm nhẹ

Giảm lãi suất đồng nghĩa với giảm áp lực đối với doanh nghiệp

Tuy vậy, vẫn có một số ngân hàng huy động với lãi suất cao nhất trên 7%/năm. Cụ thể, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đang trả lãi suất cao nhất. Khoảng 7-7,3%/năm cho tiền gửi tiết kiệm ở kỳ hạn 13 tháng; Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Techcombank) trả lãi suất cao nhất tới 7,1%/năm cho tiền gửi tiết kiệm thường trả lãi cuối kỳ ở kỳ hạn 12 tháng. Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB) với lãi suất 7%/năm. Niêm yết tại kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng.

Áp lực giảm chi phí đầu vào để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Điều này khiến nhiều ngân hàng không thể duy trì lãi suất tiết kiệm ở mức hấp dẫn như trước. Dù vậy, lãnh đạo một ngân hàng chia sẻ, việc cho vay cũng không hề dễ dàng do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi sản xuất, tiêu thụ, dòng tiền gián đoạn không thể quay vòng vốn, khó đáp ứng đủ các yêu cầu về phương án sản xuất, dòng tiền trả nợ… để vay mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *