Các ngân hàng đưa ra chính sách tạm hoãn nợ cho người dân ở vùng dịch

Các ngân hàng đưa ra chính sách tạm hoãn nợ cho người dân ở vùng dịch

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến cho tình trạng kinh tế của thế giới bị ảnh hưởng rất nặng nề. Một trong số đó phải kể đến việc tình trạng thất nghiệp tăng cao rõ rệt, người dân không đủ tiền chi tiêu trong gia đình cũng như chi trả nợ nần tại ngân hàng. Hiểu rõ được tình trạng này, các ngân hàng cũng họp bàn và đưa ra những giải pháp, chính sách như tạm hoãn nợ cho người dân ở vùng dịch. Điều này góp một phần nào giúp đỡ ổn định tâm trạng lo lắng của một số người dân trong hoàn cảnh dịch bệnh hoành hành này.

Chính sách tạm hoãn nợ cho người dân vùng dịch

Chính sách tạm hoãn nợ cho người dân vùng dịch
Chính sách tạm hoãn nợ

Tính từ tháng 3/2020 đến nay, các ngân hàng, công ty tài chính cho biết liên tục nhận được hàng nghìn đơn đề nghị giãn nợ, giảm lãi suất của khách hàng cá nhân. Theo tính toán sơ bộ, trong tổng số dư nợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, dư nợ của khách hàng cá nhân chiếm tới 1/3, nguyên nhân là do mất nguồn thu bởi thất nghiệp hoặc thu nhập giảm sút.

Khách hàng vùng phong tỏa không lo bị rơi vào nhóm nợ xấu, vì Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng được cơ cấu nợ cho cả dư nợ phát sinh từ ngày 10-6-2020 đến trước ngày 1-8-2021, và nợ quá hạn từ ngày 17-7-2021 đến trước ngày 7-9-2021.

Đây là điểm mới trong thông tư số 14 sửa đổi; bổ sung một số điều của thông tư 01 vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Theo các ngân hàng, việc bổ sung quy định này là rất cần thiết; để từ đó các ngân hàng có căn cứ để cơ cấu nợ cho các khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh; với phạm vi và đối tượng rộng hơn; thay vì giới hạn các khoản nợ phát sinh đến trước 10-6 như trước.

Bên cạnh đó, các khách hàng có khả năng trả nợ nhưng lại không thể đến ngân hàng trả nợ; do ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng được tạm hoãn trả nợ đến 7-9.

Thực tế thời gian qua, đặc biệt từ 23-8 đến nay, người dân nhiều địa phương, trong đó có TP.HCM, được yêu cầu “ai ở đâu ở yên đó”, ít nhất cho đến 15-9.

Điều kiện để được xem xét hoãn nợ

Điều kiện để được xem xét hoãn nợ
Điều kiện để được xem xét hoãn nợ

Hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn TP.HCM cũng đóng cửa, gây khó khăn rất nhiều cho các khách hàng đến hạn trả nợ; nếu chỉ có tiền mặt mà không có đủ tiền trong tài khoản.

Khi đó khách hàng chỉ còn một giải pháp là nhờ người thân chuyển giùm và trả lại bằng tiền mặt; hoặc đề nghị ngân hàng giãn nợ để không rơi vào nhóm nợ xấu.

Trước đó, theo quy định tại thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước, điều kiện để được xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ là khách hàng phải có đề nghị và được ngân hàng đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp khách hàng rơi vào trường hợp này; nhưng không thể ký được giấy đề nghị cơ cấu do đang bị cách ly; không được ra khỏi địa phương, có khách hàng nhiễm COVID-19 và đang điều trị bệnh ở bệnh viện.

Do vậy, thông tư mới ban hành đã tháo gỡ những khúc mắc trên. Ngoài ra, thông tư này cũng cho phép kéo dài thời gian cơ cấu nợ đến 30-6-2022; tức thêm 6 tháng so với thông tư 03.

Cùng với cơ cấu nợ, Ngân hàng Nhà nước cũng cho phép tổ chức tín dụng miễn giảm phí cho khách hàng đến 30-6-2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *