Cập nhật – Đặt bàn thờ tại nhà ống, biệt thự cần biết 5 điều này

Đặt bàn thờ tại nhà ống, biệt thự cần biết 5 điều này

Khác với kiểu nhà ở truyền thống, trục dọc của nhà ống, biệt thự, nhà liền kề thường không có sự thống nhất về công năng nên nhiều gia chủ dễ mắc phải một số lỗi phong thủy khi chọn vị trí đặt bàn thờ. Trong quan niệm của người Việt; đó là góc tâm linh nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với bậc tổ tiên. Vì vậy, khi xây hoặc mua nhà mới, người Việt luôn chú trọng đến việc lựa chọn nơi thờ cúng bên cạnh các khu vực chức năng chính khác như phòng ngủ, bếp. Việc chọn vị trí đặt bàn thờ không chỉ đảm bảo đủ sự riêng tư, trang nghiêm mà còn phải phù hợp với phong cách sống của gia chủ.

Trong ngôi nhà Việt xưa, khi không gian ở đều nằm cùng trên một mặt bằng, bàn thờ thường được bố trí ở gian chính giữa, nơi trang nghiêm nhất và cũng thuận tiện nhất cho khách khứa, con cháu đến nhà. Ngày nay, với nhà phố, biệt thự, liền kề, các công năng sinh hoạt sẽ không nằm chung trên một mặt bằng công năng mà phân chia thành nhiều không gian ở các tầng do đó gia chủ thường lúng túng trong việc chọn không gian thờ cúng. Theo chuyên gia phong thủy Tam Nguyên, có 5 sai lầm mà các gia chủ nhà phố, biệt thự, liền kề thường gặp khi chọn nơi đặt bàn thờ, gồm:

Đặt tại nhà ống, biệt thự nhất quyết không phạm những lỗi này

Đặt bàn thờ tại nhà ống, biệt thự
Đặt bàn thờ tại nhà ống, biệt thự

Phía đối diện với tivi

Cách bố trí này thường xuất hiện khi gia chủ chọn bố trí  tại tầng 1 (trệt) của ngôi nhà. Ở cách bố trí này, phòng thờ sẽ cùng chung không gian với phòng khách, bếp (nếu bếp đặt trong nhà) hoặc 1-2 phòng ngủ. Ưu điểm của cách bố trí này là thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt, nhất là với những gia đình có người già, trẻ nhỏ, hay khi tổ chức lễ tết, giỗ chạp.

Tuy nhiên khi đặt đối diện với tivi, nhất là ở khoảng cách gần có thể phát sinh năng lượng tiêu cực; vì tivi mang tính động, bàn thờ cần yên tĩnh, trang nghiêm, chưa kể các chương trình trên tivi có thể xuất hiện những hình ảnh phản cảm… không phù hợp với không gian thờ cúng.

Trường hợp diện tích nhà hạn hẹp như nhà phố có thể sử dụng treo và bố trí tivi phía bên dưới. Với nhà biệt thự, liền kề, tốt nhất nên bố trí bàn thờ ở một phòng riêng; hoặc nếu chung mặt bằng thì nên có sự tách biệt rõ rệt với phòng khách.

Góc phía dưới phòng ngủ

Khi chọn nơi đặt bàn thờ tại tầng 1, một số gia chủ chỉ chú ý không gian ở tầng 1 mà bỏ qua mối liên quan với mặt bằng phía trên. Ví dụ phía trên phòng thờ là phòng ngủ, nhà vệ sinh… Nhiều gia chủ chọn đặt bàn thờ ở tầng 2, tầng 3 của ngôi nhà cũng dễ mắc phải lỗi phong thủy này. Phòng ngủ hay nhà vệ sinh đều là những khu vực công năng không nên bố trí phía trên nơi thờ cúng – không gian vốn cần sự trang nghiêm, sạch sẽ.

Trường hợp đặt bàn thờ tại tầng 1, hay tầng lửng, các tầng ở vị trí giữa tính theo trục đứng (nhà có 3-4 tầng đặt bàn thờ ở tầng 2 hoặc 3), gia chủ nên lưu ý không gian phía trên nên là sân phơi, tiểu cảnh hoặc phòng học, đọc sách, phòng làm việc. Tốt nhất bàn thờ nên đặt tại một phòng riêng và ngăn cách với phòng ngủ ở phía đối diện.

Với những ngôi nhà có phòng ngủ bố trí phía dưới phòng thờ theo chuyên gia phong thủy Tam Nguyên cách bố trí này không gây xung đột, có thể chấp nhận được.

Phòng thờ ngay chỗ phơi quần áo

Phòng thờ ngay chỗ phơi quần áo
Phòng thờ ngay chỗ phơi quần áo

Trường hợp này thường xảy ra với những gia chủ chọn bố trí bàn thờ ở tầng áp mái. Ưu điểm của phương án này là không gian thờ cúng tách biệt hẳn khỏi các khu chức năng, nhưng với nhà cao tầng; sẽ bất tiện cho gia chủ và con cháu hay khách khứa tới nhà dịp lễ tết, giỗ chạp khi phải di chuyển cầu thang bộ. Ngoài ra, khi bố trí bàn thờ trên tầng áp mái, một số gia chủ bố trí quá gần với khu giặt phơi do hạn chế về diện tích và muốn có sân phơi rộng rãi. Nếu chọn phương án này, gia chủ nên thiết kế phòng thờ tách biệt hẳn; với khu giặt phơi bằng cách bố trí phòng riêng hoặc phân khu chức năng hợp lý.

Vị trí dưới giầm ngang

Nhà ống hoặc nhà liền kề thường có giầm ngang, một số gia chủ mắc sai lầm; khi đặt bàn thờ phía dưới các giầm ngang này. Cách bố trí này tạo gánh nặng cho không gian thờ cúng; tạo cảm giác bức bối, xét về phong thủy sẽ sinh ra những năng lượng tiêu cực.

Ngay trục nhà vệ sinh

Khi nhà ở tích hợp toàn bộ các khu chức năng và phân tầng; gia chủ có thể sẽ vô tình bố trí phòng thờ vào trục nhà vệ sinh. Đây cũng là một thế phong thủy xấu; vì nhà vệ sinh thuộc thủy xung đột với không gian bàn thờ vốn mang tính hỏa. Gia chủ nên xem xét di chuyển nơi thờ cúng; hoặc thay đổi công năng nhà vệ sinh, ví dụ chuyển thành kho chứa đồ…

Như vậy, nhìn chung khi chọn không gian thờ cúng gia chủ cần xem xét giao thông trục đứng và trục ngang của ngôi nhà; để tránh đặt vào những vị trí gây xung đột; hoặc gây bất tiện trong sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, chuyên gia phong thủy Tam Nguyên cũng lưu ý, gia chủ có thể chọn bố trí phòng thờ ở mặt phía trước hay mặt tường phía lưng nhà; đều được và không bắt buộc phải chọn hướng bàn thờ theo hướng nhà.

Việc lựa chọn hướng của bàn thờ phức tạp hơn chọn vị trí; khi cần căn cứ vào nhiều yếu tố, như không gian xung quanh phòng thờ (có cầu thang, nhà vệ sinh… hay không), rồi tuổi của các thành viên, đường đi lối lại, cổng, cửa sổ… Tuy nhiên, điều cốt lõi nhất mà gia chủ cần nhớ; dù ở không gian chật chội hay rộng rãi; cũng cần đảm bảo sự tôn nghiêm, sạch sẽ, thoáng đãng cho không gian thờ cúng.

Bàn thờ phải có chân thì mới đúng phong thủy?

Bàn thờ phải có chân thì mới đúng phong thủy
Bàn thờ phải có chân thì mới đúng phong thủy

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bàn thờ treo ngay cả ở chung cư hay nhà đất. Bàn thờ treo vẫn có chân nhưng chân bắt vào tường, giúp tiết kiệm không gian. Điều quan trọng là gia chủ cần giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ; và hoàn toàn có thể nhấc bát hương lên để lau dọn.

Riêng với nhà chung cư, khi thiết kế bàn thờ treo, để tránh hệ thống báo cháy; gia chủ nên tính khoảng cách từ mặt bàn thờ đến trần nhà; thay vì đo từ dưới sàn lên mặt bàn thờ.

Chẳng hạn, kích thước bàn thờ treo là 61x81cm, chiều cao bát hương khoảng 17cm; nếu có chân đế 5cm thì chiều cao bát hương là 22cm. Chiều cao của hương là 31cm, trong đó 11cm là chiều cao chân hương. Khoảng cách từ đỉnh hương lên trần nhà; nên để từ 19cm trở lên và sử dụng thêm tấm bắt khói. Khi đó, việc thờ cúng sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ thống báo cháy chung cư. Gia chủ sẽ lấy khoảng cách từ sàn lên trần; rồi trừ đi khoảng chiều cao từ mặt bàn thờ đến trần; sau đó có thể đưa kết quả về số đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *