Hoàn thiện quy định về các hoạt động sử dụng nguồn tài trợ

Các quy định liên quan đến nguồn tài trợ

Xoay quanh những vấn đề liên quan đến việc kêu gọi từ thiện, đặc biệt là lùm xùm của giới nghệ sĩ trong thời gian vừa qua, nhu cầu về tính minh bạch trong giải ngân nguồn tài trợ ngày càng được quan tâm. Ta thấy được những quy định quản lý hoạt động sử dụng tiền viện trợ vẫn còn những khoảng trống cần giải quyết. Theo đó Bộ Tài chính hiện đang hoàn thiện hồ sơ xây dựng thay thế Nghị định 64/2008/NĐ-CP liên quan đến các vấn đề trên. Để biết thông tin chi tiết về nghị định này, hãy đọc bài viết sau đây.

Vấn đề thiếu minh bạch trong việc sử dụng nguồn tài trợ

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo nghị định theo hướng khuyến khích tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện. Theo đó Bộ Tài chính hiện đang hoàn thiện hồ sơ xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-C. Về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ. Khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Để trình Chính phủ ban hành.

Đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Trong thời điểm có nhiều “lùm xùm” liên quan đến việc kêu gọi từ thiện của giới nghệ sĩ. Cụ thể, thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin về việc thiếu minh bạch trong giải ngân tiền từ thiện của các nghệ sĩ. Trong khi dư luận vẫn băn khoăn về tính minh bạch khi giải ngân số tiền kêu gọi từ thiện hàng chục tỷ. Thậm chí lên đến trăm tỷ. Thì các quy định quản lý về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền từ thiện vẫn còn những khoảng trống.

Vấn đề thiếu minh bạch trong việc sử dụng nguồn tài trợ
Hoạt động từ thiện của một cá nhân

Tờ trình của Bộ tài chính lên Chính phủ

Theo đó, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 92/TTr-BTC ngày 26/5/2021. Trình Chính phủ ban hành nghị định. Về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện. Hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo (thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ) và văn bản số 8919/BTC-NSNN ngày 10/8/2021. Giải trình về đối tượng áp dụng của dự thảo nghị định. Theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại văn bản số 3956/VPCP-QHĐP ngày 14/6/2021 của Văn phòng Chính phủ.

Tại Thông báo số 222/TB-VPCP ngày 23/8/2021 của Văn phòng Chính phủ. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo nghị định theo hướng khuyến khích tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn tài trợ. Cần có quy định cụ thể để triển khai thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả. Đáp ứng mục đích, ý nghĩa và yêu cầu quản lý nhà nước.

Thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng, Bộ Tài chính đang hoàn thiện hồ sơ xây dựng nghị định. Để trình Chính phủ ban hành theo hướng bổ sung. Đối tượng áp dụng là các tổ chức có tư cách pháp nhân (doanh nghiệp, hợp tác xã, hội,…). Tham gia vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện.

Sự cần thiết của việc sửa đổi nghị định

Theo tờ trình của Bộ Tài chính, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị định số 64/2008/NĐ-CP. Đã góp phần giảm bớt khó khăn cho ngân sách nhà nước. Qua đó, đã huy động nguồn vốn xã hội giúp nhân dân khắc phục khẩn cấp hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng. Nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận cao của nhân dân. Nhưng theo Bộ Tài chính qua thực hiện cho thấy còn một số hạn chế. Từ việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tài chính tự nguyện. Do đó việc sửa đổi nghị định là cần thiết.

Sự cần thiết của việc sửa đổi nghị định
Những quy định về tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn tài trợ

Dự thảo nghị định mới sẽ quy định rõ ràng, cụ thể các nội dung. Từ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, cơ quan kêu gọi vận động, thời gian vận động, tiếp nhận. Đến các nội dung chi từ nguồn đóng góp tự nguyện. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương và người dân, tránh chồng chéo. Trong việc triển khai thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn lực này. Dự thảo nghị định cũng sẽ có quy định. Để thực hiện công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả. Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *