Ngân hàng giảm lãi suất huy động để cân đối lại nguồn vốn

Giảm lãi suất huy động từ các ngân hàng, chủ yếu là ngân hàng thương mại nhằm điều chỉnh lại nguồn vốn của họ. Điều này không xảy ra đối với các ngân hàng nhà nước. Các chuyên gia về lĩnh vực này cũng nhận định: đây chỉ là bước đi của một số ngân hàng nhằm ổn định nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn trong đại dịch. Nó không thể trở thành một xu hướng thịnh hành đối với các ngân hàng được. Các chuyên gia cũng cho rằng, nhà nước nên bổ sung các chính sách để hỗ trợ cho cá nhân và doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn này.

Một số ngân hàng đang tiến hành giảm lãi suất huy động

Như đã ghi nhận, một số ngân hàng vừa qua điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Lạm phát 8 tháng năm 2021 tăng thấp. Dịch bệnh COVID-19, tình trạng giãn cách của các địa phương tiếp tục kéo dài. Cùng với việc các ngân hàng đang phải chịu áp lực giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế. Nhiều đồn đoán cho rằng, có thể sẽ có một đợt giảm lãi suất huy động trên diện rộng. Nó sẽ được hầu hết các ngân hàng áp dụng với quy mô lớn hơn.

Cho tới thời điểm hiện tại, hiện tượng lãi suất giảm chủ yếu diễn ra ở nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. Mức giảm không quá lớn, dao động từ 0,2-0,4%/năm. Theo nhận định của một số chuyên gia tài chính các ngân hàng đang cơ cấu lại nguồn vốn. Dựa trên tình hình thực tế thì đây chỉ là hiện tượng mang tính thời điểm. Nó chỉ diễn ra ở một số ngân hàng đang cần cơ cấu lại nguồn vốn. Không thể diễn ra đồng loạt và chủ yếu chỉ diễn ra ở các ngân hàng ngoài nhà nước. Điều này cũng không có gì khó hiểu, bởi câu cấu kinh tế trong đại dịch là điều cần thiết.

Một số ngân hàng đang tiến hành giảm lãi suất huy động
Một số ngân hàng đang tiến hành giảm lãi suất huy động

Các ngân hàng đang cân đối lại nguồn vốn của mình

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho rằng; diễn biến giảm lãi suất huy động thời điểm hiện tại chỉ mang tính cục bộ. Nó xảy ra ở một số ngân hàng đang cân đối đầu vào, đầu ra. Việc này không phải là xu hướng của toàn thị trường.

“Thực tế tiền gửi của dân cư vào ngân hàng trong 8 tháng đầu năm tăng rất thấp (khoảng 3%). Tiền gửi của doanh nghiệp tăng khoảng gần 5%, trung bình tiền gửi chỉ tăng 4%. Trong khi đó, lạm phát 8 tháng tuy thấp nhưng vẫn đang trên đà tăng và tăng thấp chủ yếu do lực cầu yếu. Vòng quay tiền chậm lại vì thế áp lực lạm phát vẫn còn. Cùng với đó xu thế các nước bắt đầu tăng lãi suất trở lại. Việc này sẽ rất khó để giảm lãi suất huy động diễn ra trên diện rộng và sâu”, ông Lực nói.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng. Ông cũng nhận định việc một số ngân hàng giảm lãi suất cho vay là tốt và phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Nhưng giảm lãi suất huy động lại là một vấn đề lớn, cần xem xét trên nhiều khía cạnh. “Giảm lãi suất huy động là điều mà người gửi tiền không mong muốn. Tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng rất chậm trong 8 tháng đầu năm. Nếu bây giờ các ngân hàng giảm lãi suất thì e rằng tiền gửi khách hàng cá nhân sẽ tiếp tục giảm. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng mất cân bằng thanh khoản”, ông Hiếu nhận định.

Các ngân hàng đang cân đối lại nguồn vốn của mình
Các ngân hàng đang cân đối lại nguồn vốn của mình

Ngân hàng nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Theo ông Hiếu, trong bối cảnh hiện tại, tình hình kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái. 3 lĩnh vực suy thoái trọng yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều tăng trưởng chậm lại. Ngân hàng cần những giải pháp đột phá, chưa có tiền lệ từ chính sách tiền tệ. Theo đó, NHNN cần bơm thêm tiền để cứu sống người dân và doanh nghiệp đang rất khó khăn và nới rộng chỉ tiêu lạm phát thêm khoảng 1% (hiện chỉ tiêu Quốc hội thông qua là khoảng 4%).

“NHNN nên xem xét làm đầu mối để giúp các ngân hàng thành lập một Tổ hợp tín dụng khoảng 300.000 tỷ đồng. Nguồn tín dụng này nhằm cho vay với lãi suất thấp chỉ 5%. Đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguồn của tổ hợp tín dụng trên là từ dòng vốn CASA có lãi suất huy động rất thấp. Nó được huy động từ các ngân hàng thương mại.

Cơ quan quản lý sẽ buộc tất cả các ngân hàng thương mại phải tham gia vào. Với tỷ lệ đóng góp khoảng 3% trên tổng dư nợ của mỗi ngân hàng. Hình thức cho vay chủ yếu là tín chấp trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền của doanh nghiệp. Nếu cần Tổ hợp tín dụng có thể kết nối với các Quỹ bảo lãnh tín dụng để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng”, ông Hiếu đề xuất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *