Nhà nước phê duyệt nới lỏng chính sách tiền tệ

Nhà nước phê duyệt nới lỏng chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ sẽ được các Ngân hàng đồng loạt áp dụng theo chỉ thị của Chính phủ. Nguyên nhân của việc nới lỏng chính sách tiền tệ chính là ổn định kinh tế trong đại dịch. Covid-19 bùng phát, nhu cầu tiêu dùng tăng cao dễ dẫn đến lạm phát và suy thoái kinh tế. Ngoài việc nới lỏng chính sách tiền tệ, các ngân hàng phải cắt giảm mạnh lãi suất để cố gắng thúc đẩy sự phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, mức lạm phát cuối năm dự kiến vẫn không đủ chỉ tiêu đề ra của Chính phủ.

Nếu lạm phát được dự báo giảm xuống dưới mục tiêu, họ có thể xem xét nới lỏng chính sách tiền tệ để nhắm mục tiêu lạm phát cao hơn và tạo điều kiện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Ngoài ra, nếu nền kinh tế được dự báo sẽ đi vào suy thoái, có khả năng ngân hàng sẽ cắt giảm lãi suất và cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng duy trì khối lượng lớn hợp đồng mua kỳ hạn USD

Nhìn chung, thanh khoản hệ thống trong tháng 8 duy trì dồi dào. Khối lượng lớn hợp đồng mua kỳ hạn USD 6 tháng đáo hạn đã góp phần duy trì thanh khoản. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu duy trì ở mức thấp. Mức giảm lần lượt là 0,28% và 0,13% với kỳ hạn qua đêm, 1 tuần.

Ngân hàng duy trì khối lượng lớn hợp đồng mua kỳ hạn USD
Ngân hàng duy trì khối lượng lớn hợp đồng mua kỳ hạn USD

Trong khi đó, lãi suất huy động của ngân hàng lại tăng nhẹ từ 0,1 – 0,3% ở / Một số ngân hàng ở kỳ hạn trên 12 tháng dưới áp lực của Thông tư điều chỉnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Thông tư có hiệu lực vào tháng 10 sắp tới. Tăng trưởng tín dụng luỹ kế đến 21/6/2021 là 6,66% so với đầu năm 2021. Số liệu cho thấy tín dụng lũy kế tăng 4,05% so với cùng kỳ năm 2020. Huy động tăng trưởng 4,85% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhà nước tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ

Trong giai đoạn khó khăn hiện tại của dịch bệnh, SSI cho rằng: Không loại trừ trường hợp NHNN sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Thời gian nới lỏng phải trong điều kiện lạm phát được kiểm soát. Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm giảm lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động 6 tháng. Nhà nước ban hành thông tư sửa đổi Thông tư 03. Thông tư bao gồm kéo dài thời hạn trích lập dự phòng. Đồng thời mở rộng phạm vi cơ cấu nợ xấu hỗ trợ cho nhóm ngân hàng. Có thể tiếp tục lùi thời gian có hiệu lực của Thông tư quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Lạm phát tháng 8 duy trì ở mức thấp

Báo cáo mới đây, SSI cho rằng: Trong thời gian tới không loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Cùng với đó là ban hành thông tư sửa đổi Thông tư 03, Các ngân hàng có thể tiếp tục lùi thời áp dụng quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Lạm phát tháng 8/2021 duy trì ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm. Cụ thể, lạm phát trong tháng 8 chỉ tăng 0,25% so với tháng trước. Nghĩa là tăng 2,82% so với cùng kỳ. Lạm phát bình quân 8 tháng chỉ tăng 1,79%.

Lạm phát tháng 8 duy trì ở mức thấp
Lạm phát tháng 8 duy trì ở mức thấp

Báo cáo dữ liệu vĩ mô Việt Nam tháng 8/2021 của SSI cho biết kết quả lạm phát. Lạm phát duy trì ở mức thấp giúp chính sách tiền tệ duy trì nới lỏng xuyên suốt tháng 8. Việc gia tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng vào tháng 7; đã giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Thông qua việp áp dụng hạ lãi suất cho vay với mức giảm trung bình từ 0,3 – 1,5%. Hoặc các gói cho vay lãi suất ưu đãi với mức lãi suất chỉ từ 4%/năm.

Dự kiến lạm phát cuối năm thấp hơn mục tiêu Chính phủ đề ra

Nhóm thực phẩm đóng góp nhiều nhất vào mức tăng giá trong tháng 8. Nhu cầu tích trữ của người dân tăng vọt và nguồn cung bị hạn chế. Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cầu và giá cả thực phẩm.

SSI cho rằng, áp lực lạm phát trong thời gian tới là chưa lớn. SSI cho rằng nhu cầu tiêu dùng vẫn ở mức yếu. Ngay cả trong trường hợp dịch được kiểm soát và mặt bằng giá tăng nhanh sau đó. Bộ Tài chính ước tính CPI mỗi tháng còn có dư địa tăng trên 1% so với tháng trước. Đồng thời, vẫn đảm bảo kiểm soát theo mục tiêu đề ra. SSI dự báo lạm phát trong năm 2021 ở mức 3%, thấp hơn nhiều so với lạm phát mục tiêu của Chính phủ. Mức lạm phát là 4% và tạo ra nhiều dư địa cho chính sách tiền tệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *