Triển vọng cuối năm đối với nhóm cổ phiếu cảng biển và dầu khí

Triển vọng cuối năm đối với nhóm cổ phiếu cảng biển và dầu khí

Mặc dù hông phải là nhóm trụ mạnh như ngân hàng, tuy nhiên trong những phiên trở lại đây, nhóm cổ phiếu cảng biển, dầu khí, ngân hàng,… lại trở thành điểm đến của dòng tiền. Theo suy luận của nhà đầu tư của Thái Phạm về triển vọng giá cổ phiếu nhóm doanh nghiệp này trong nửa sau năm 2021, ông cho rằng. Nhóm cổ phiếu về cảng biển hay logistics đang có nhiều chuyển biến tích cực. Nhóm cố phiếu về dầu khí bị ảnh hưởng khá nhiều nhưng mức triển vọng đạt 10-15% là điều hoàn toàn có thể.

Triển vọng tích cực của nhóm cổ phiếu cảng biển

Triển vọng tích cực của nhóm cổ phiếu cảng biển
Triển vọng tích cực của nhóm cổ phiếu cảng biển

Các cổ phiếu ngành này liên tục tăng cao; đúng với nhận định trong các tuần trước khi chỉ điều chỉnh nhẹ rồi lấy lại đà tăng mạnh. Điều này là nhờ cước vận tải tăng cao; nhu cầu sử dụng container rỗng, lạnh tăng đột biến và kim ngạch xuất nhập khẩu không sụt giảm quá nhiều. Giúp lợi nhuận của các doanh nghiệp được kỳ vọng lớn. Yếu tố nêu trên có thể sẽ kéo dài hết năm 2021.

Đặc biệt với các doanh nghiệp lớn như GMD; khi doanh nghiệp gia tăng được công suất khai thác thì triển vọng sẽ là dài hạn. Theo đó tôi vẫn đánh giá tích cực đối với các cổ phiếu ngành này. Các nhịp điều chỉnh vẫn là cơ hội cho nhà đầu tư cả ngắn và dài hạn.

Nhận định về nhóm cổ phiếu bất động sản

Nhóm cổ phiếu dòng bất động sản vẫn thường trực các yếu tố đầu cơ; nhưng quan ngại về dòng tiền trong các quý III – IV/2021 khi tình hình giãn cách kéo dài. Đối với cổ phiếu ngành này; nhà đầu tư nên chú ý đến các doanh nghiệp tầm trung có tình hình tài chính lành mạnh; ít nợ vay như KDH, NLG, IJC, DIG, NDN sẽ có sức chống chọi tốt hơn so với các doanh nghiệp vay nợ nhiều.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu kỹ các dự án doanh nghiệp có các dự án bất động sản ở vùng ven với hạ tầng giao thông; thuận tiện khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, thị trường bất động sản lại ấm lên.

Nhận định về nhóm cổ phiếu dầu khí

Nhận định về nhóm cổ phiếu dầu khí
Nhận định về nhóm cổ phiếu dầu khí

Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí hiện tại cũng là những cổ phiếu có xu hướng yếu trên thị trường. Do sự ảnh hưởng rất nhiều bởi giá dầu; và quan ngại kéo dại thời gian phục hồi kinh tế khi các biến thể Delta đang trở lại tại nhiều quốc gia. Kể cả khi đã có nhiều quốc gia tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao. Đối với nhóm cổ phiếu này, nhà đầu tư nên chờ thêm diễn biến về giá để tìm kiếm sự cân bằng. Mua khi sụt mạnh và bán khi phục hồi kỹ thuật; chưa nên nắm giữ trong thời gian dài.

Đặc điểm tốt của nhóm cổ phiếu này là cơ cấu tài chính lành mạnh như GAS, PVS, PLX,… là những doanh nghiệp có tỷ trọng tiền mặt cao; sử dụng ít nợ vay và trả cổ tức đều đặn nên gần như sẽ được nhà đầu tư giá trị ưa thích mỗi khi có sự sụt giảm mạnh. Đây cũng là điểm tựa để mua vào khi thị trường sụt giảm.

Với biên độ sideway của nhóm cổ phiếu này; viêc trading không quá khó khi nền giá dài hạn được giữ vững. Nhà đầu tư có thể mua khi giá giảm mạnh; và bán khi phục hồi với biên lợi nhuận 10 – 15% là điều có thể chấp nhận được.

Nhóm cổ phiếu bán lẻ có triển vọng không?

Kết quả kinh doanh của nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ sẽ có sự phân hoá mạnh. Khi các doanh nghiệp bán các mặt hàng thiết yếu; quan trọng có cầu tốt mùa dịch sẽ bù đắp cho việc chi phí tăng cao như MWG, DGW, FRT, PET,… Đơn cử MWG mảng BHX sẽ là động lực; cứu cánh cho mảng di động, điện tử điện lạnh, lợi nhuận quý III/2021 mặc dù không lớn nhưng vẫn duy trì được con số dương.

Ngược lại các doanh nghiệp như PNJ; VRE sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi nhu cầu về chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ sẽ sụt giảm – có lẽ không chỉ năm nay mà rất nhiều năm tới. Tôi cho rằng, với đợt dịch bùng phát này; nhóm bán lẻ sẽ cần nhiều thời gian để tái tạo sức cầu vì trong ngắn hạn, tổng cầu suy giảm khi thu nhập của người dân sụt giảm nên không thể như chiếc lò xo nén lại mà bật được sau dịch. Người dân, đặc biệt là người dân TP. HCM sẽ phải định nghĩa lại khái niệm tích luỹ; dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp nên không thể làm sức cầu bật lại ngay như trước đại dịch xảy ra.

Với sự phân hoá nêu trên, nhà đầu tư không nên quá ưu ái cho các doanh nghiệp bán lẻ – kể cả các doanh nghiệp đã có kết quả kinh doanh tốt vừa qua; chúng ta cũng chưa cho rằng sức cầu sẽ trở lại mạnh mẽ nên sự tăng trưởng nếu có cũng khó để duy trì được như trong thời gian trước. Cổ phiếu ngành này sẽ giữ giá để ổn định và cân bằng là chủ yếu.

Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản còn “dẫn sóng” ?

Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản còn "dẫn sóng" ?
Cổ phiếu ngân hàng còn dẫn sóng

Vừa qua, Công ty chứng khoán Nhất Việt (VFS) đã đưa ra đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam đồng thời cập nhập một số nhóm ngành và cổ phiếu tiêu biểu trong nửa cuối năm 2021. Theo đó; VFS đưa ra đánh giá triển vọng tích cực nửa cuối 2021 cho một số nhóm ngành như: bộ ba “bank, chứng, thép”, bất động sản, thủy sản, bán lẻ; cảng biển. Đồng thời; báo cáo cũng chỉ ra triển vọng trung bình tại các nhóm dệt may, dầu khi và điện; kèm theo đánh giá kém khả quan với nhóm cổ phiếu ngành hàng không.

Cụ thể, VFS nhận định; nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn còn hấp dẫn khi mức P/E cơ bản hiện tại ở mức 13 lần. Xấp xỉ với mức trung bình 5 năm; và vẫn khá thấp khi so với đỉnh thiết lập năm 2018 là 21 lần. Cổ phiếu đáng chú ý theo VFS là TCB; VPB và MBB.

Đối với cổ phiếu chứng khoán; nhờ “game” tăng vốn kích thích thị trường. Dự báo các Công ty chứng khoán sẽ duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ; đặc biệt là các công ty có thế mạnh về nghiệp vụ môi giới và cho vay margin. Định giá bình quân của các các công ty chứng khoán về mức PB hấp dẫn; trong khoảng từ 1.5 – 1.6. Cổ phiếu SSI, MBS và VND là ba mã cổ phiếu chứng khoán được VFS đánh giá triển vọng trong thời gian tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *